Thủy đậu tắm lá gì? Đây là thắc mắc của không ít người. Bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn, nhiều người đã áp dụng những loại lá để điều trị thuỷ đậu. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những mẹo dân gian siêu hay giúp bạn sớm chấm dứt tình trạng khó chịu này.
Kiêm tắm khi bị Thuỷ đậu, liệu có đúng?
Ngay từ xa xưa nhiều người quan niệm rằng khi bị thủy đậu phải kiêng nước kiêng gió để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng. Tuy nhiên trước sự phát triển của nền y học hiện đại thì quan điểm này hoàn toàn sai lầm.
Thời gian mắc bệnh có thể kéo dài từ 15 – 20 ngày. Do đó việc vệ sinh cơ thể là biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Bởi vì khi nhiễm virus Varicella Zoster, khắp cơ thể sẽ nổi các nốt phát ban và mụn nước.
Đặc biệt vào những lúc nắng nóng, người bệnh đổ nhiều mô hôi là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Nếu kiêng tắm thì lượng vi khuẩn trên da sẽ tiếp tục sinh sôi và phát triển nhiều hơn. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.
Trường hợp nghiêm trọng hơn, các nốt mụn viêm vỡ làm lây lan sang các vùng da lành xung quanh. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời bệnh có thể để lại sẹo và dẫn đến bội nhiễm, viêm da, viêm phổi,…
Giải đáp thắc mắc bị thuỷ đậu tắm lá gì cho nhanh khỏi
Khi mắc bệnh, bạn nên tắm rửa thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn có hại trên da. Để giảm ngứa ngáy và mụn nước, bạn có thể kết hợp tắm bằng lá thảo dược. Vậy bị thủy đậu nên tắm lá gì để đạt hiệu quả tốt nhất?
Thủy đậu tắm lá gì – Tắm lá lốt
Lá lốt chứa nhiều hoạt chất như Flavonoid, Akaloit, Beta – caryophyllene, giúp da phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, lá lốt còn có đặc tính kháng viêm và diệt khuẩn mạnh mẽ. Do đó, người bệnh bị thủy đậu nên tắm lá lốt để giảm viêm ngứa, cấp ẩm cho da. Phương pháp này cũng giúp thải độc tố và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tắm lá lốt khi bị thủy đậu là một phương pháp an toàn, không gây hại cho da. Cách làm rất đơn giản. Bạn chuẩn bị một nắm lá lốt, rửa sạch, đun sôi với nước, sau đó để nguội và tắm.
Thủy đậu tắm lá gì – Lá trầu không
Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn tốt. Do đó, bệnh nhân thủy đậu hoặc viêm da có thể dùng lá trầu không để tắm, giúp sát khuẩn, làm khô các nốt viêm. Điều này giúp giảm ngứa và ngăn ngừa lây lan hiệu quả.
Trước khi tắm, bạn nên hái vài lá trầu không, rửa sạch và vò nát. Sau đó, đun sôi lá với nước trong khoảng 15 phút, rồi bỏ bã và pha loãng nước lá để tắm.
Thủy đậu tắm lá gì – Lá khế
Lá khế là loại lá quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian. Chúng thường dùng để trị dị ứng, mẩn ngứa và thủy đậu. Với vị chát, tính mát, lá khế giúp làm dịu các nốt mụn và vết lở loét. Đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm của lá còn giúp giảm ngứa trên da hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng lá khế để tắm trị thủy đậu theo các bước sau:
- Chuẩn bị khoảng 200g lá khế, rửa sạch cùng 3 lít nước và một ít muối.
- Vo lá khế rồi đun sôi trong 15 phút, sau đó thêm muối và để nguội.
- Cuối cùng, pha loãng hỗn hợp với nước và tắm như bình thường.
Thủy đậu tắm lá gì – Lá mướp đắng
Lá mướp đắng có vị đắng, tính mát và giúp tiêu viêm, giảm mụn rất hiệu quả. Vì vậy, người bị thủy đậu có thể sử dụng lá này để tắm, giảm ngứa và viêm loét trên da.
Ngoài ra, lá mướp đắng còn hỗ trợ làm lành vết thương và làm mịn da. Khi bị thủy đậu, hãy chuẩn bị một nắm lá mướp đắng và một nắm lá kinh giới, rửa sạch rồi giã nát.
Sau đó, vắt lấy nước, pha loãng với nước ấm và dùng để tắm. Việc tắm thường xuyên với lá thảo dược này sẽ giúp bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Thủy đậu tắm lá gì – Lá chè xanh
Người bệnh có thể dùng lá chè xanh để nấu nước tắm hỗ trợ điều trị. Nhờ các chất chống oxy hóa, tannin và vitamin trong lá chè xanh, nước tắm giúp làm dịu nốt mụn nước và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Cách làm bài thuốc dân gian này rất đơn giản:
- Chuẩn bị 200g lá chè xanh, rửa sạch, rồi đun sôi với 1,5 lít nước.
- Sau 10 phút, tắt bếp, thêm một chút muối hạt vào nồi.
- Pha loãng hỗn hợp để dùng tắm.
- Để đạt hiệu quả tốt, bạn nên tắm bằng nước chè xanh 2-3 lần mỗi tuần.
Thủy đậu tắm lá gì – Lá tía tô
Lá tía tô là một loại lá lành tính, ít gây dị ứng. Đặc biệt, lá tía tô chứa luteolin và axit dayic, hai hoạt chất có tác dụng chống viêm hiệu quả. Vì thế, sử dụng lá tía tô để tắm cho người bị thủy đậu có thể giảm viêm da. Ngoài ra, lá tía tô cũng giúp giảm ngứa ngáy do các mụn nước do thủy đậu gây ra.
Thủy đậu tắm lá gì – Lá sầu đâu
Lá sầu đâu, còn gọi là xoan Ấn Độ, thường được trồng nhiều ở Ninh Thuận, Kiên Giang, Châu Đốc. Loại lá này thường được dùng để tắm gội và xông hơi cho người bị thủy đậu. Các thành phần trong lá như flavonoid và saponin có khả năng diệt khuẩn và kháng viêm. Ngoài ra, lá sầu đâu còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, làm sạch da, và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng.
Thủy đậu tắm lá gì – Lá kinh giới
Lá kinh giới được cả y học cổ truyền và y học hiện đại đánh giá cao. Loại lá này chứa nhiều hoạt chất chống viêm và khử khuẩn hiệu quả. Nó cũng được sử dụng làm phương pháp chữa thủy đậu dân gian an toàn cho bệnh nhân.
Ngoài ra, lá kinh giới có khả năng chống dị ứng. Tắm bằng lá kinh giới giúp giảm kích ứng da. Phương pháp này mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn cho người bệnh thuỷ đậu.
Thủy đậu tắm lá gì – Lá xoan
Trong y học dân gian, lá xoan được biết đến như một phương thuốc chữa bệnh ngoài da. Thành phần của lá xoan chứa nhiều khoáng chất có lợi. Những khoáng chất này giúp tiêu độc và làm mát cơ thể.
Khi bị thủy đậu, bạn có thể nấu nước lá xoan để tắm. Nước tắm này giúp chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da.
Thủy đậu tắm lá gì – Cỏ chân vịt
Cỏ chân vịt, còn được gọi là cỏ chửa hoặc cỏ lia thia. Loại cỏ này có thân mềm và lá so le, phình to như bụng chửa. Hoa của nó có màu lục nhạt. Theo Y học cổ truyền, cỏ chân vịt có tính mát và không độc. Vị của nó chát nhạt và có tác dụng giảm triệu chứng phát ban, phỏng nước, thủy đậu.
Cây này có khả năng sát khuẩn và chống viêm hiệu quả. Nhờ đó, nó ngăn ngừa sự lây lan của thủy đậu. Đồng thời, cỏ chân vịt thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương trên da.
Cách làm:
- Đầu tiên, lấy một nắm cỏ chân vịt cùng một ít cỏ nhọ nồi và rau má. Rửa sạch nguyên liệu và để ráo nước. Tiếp theo, cho nguyên liệu vào cối và giã nát. Thêm một chút nước rồi lọc lấy cốt.
- Sau khi tắm xong, dùng nước cốt lau lên người. Chú ý lau nhiều vào vùng da bị thủy đậu. Thực hiện hai lần mỗi ngày trong vài ngày bạn sẽ thấy tình trạng cải thiện rõ rệt.
Thủy đậu tắm lá gì – Lá tre
Lá tre có tác dụng thanh nhiệt và giảm viêm. Nhờ vậy, lá tre giúp hạn chế loét do bọng nước và hỗ trợ hạ sốt trong bệnh thủy đậu.
Bạn dùng lá tre tắm trị thủy đậu bằng các bước sau:
- Rửa sạch lá tre và vò nát.
- Đun sôi lá cùng 1 – 2 lít nước nhỏ lửa khoảng 15 phút.
- Đợi nước nguội bớt và chắt lấy phần nước.
- Pha thêm nước lạnh để có nhiệt độ phù hợp với thân người rồi tắm
Những lưu ý quan trọng khi tắm lá để trị thuỷ đậu
Sau khi đã biết thuỷ đậu tắm lá gì, bạn cũng cần nắm được một số lưu ý quan trọng khác sau đây:
- Nếu chỉ dùng nước lá, bệnh sẽ khỏi rất chậm. Những nốt mụn có thể lâu đóng vảy và để lại sẹo. Thậm chí, bệnh có thể dẫn đến bội nhiễm thủy đậu.
- Nước lá tắm không thể thay thế dung dịch sát khuẩn, vì chỉ có tính kháng khuẩn yếu.
- Một số loại lá có thể gây dị ứng, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng. Đợi khoảng 10 phút để kiểm tra kích ứng.
- Nên dùng nước lá khi còn ấm và không tắm quá lâu. Sau khi tắm nước lá, hãy tắm lại bằng nước sạch. Lau khô người bằng khăn mềm để tránh kích ứng da.
- Lựa chọn lá có nguồn gốc rõ ràng và không chứa chất bảo quản. Rửa sạch lá trước khi chế biến để tránh nhiễm khuẩn.
Thắc mắc thuỷ đậu tắm lá gì đã có câu trả lời. Bạn đã từng áp dụng những mẹo dân gian nào để điều trị thủy đậu? Hãy chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm của bản thân để cùng nhau trao đổi và học hỏi nhé!