Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng da với các triệu chứng như phát ban và mụn nước. Các mụn nước chứa dịch mủ, gây ngứa và rất khó chịu. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em thường dễ nhận ra nhưng đôi khi nhiều người ngó lơ. Đây là căn bệnh phổ biến kèm theo những biến chứng khá nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những biểu hiệu bệnh quan trọng mà các bậc phụ huynh cần biết. Tham khảo ngay để trẻ nhà bạn được bảo vệ một cách tốt nhất!
Tìm hiểu về bệnh Thủy đậu ở trẻ em
Theo thống kê từ Bộ Y tế, thủy đậu có khả năng lây lan nhanh và mạnh trên toàn cầu. Tại các quốc gia ôn đới, tối thiểu 90% trẻ em dưới 15 tuổi mắc bệnh. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người lớn có thể lên tới 95%.
Thủy đậu gây ra do do virus herpes zoster, tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Virus này thuộc họ herpesviruses, có kích thước từ 150-200nm và chứa ADN chuỗi đôi. Trọng lượng phân tử của virus khoảng 80×106 dalton, tồn tại vài ngày trong không khí qua vảy thủy đậu. Virus dễ chết khi tiếp xúc với các chất sát khuẩn thông thường.
Thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp, dễ lan qua giọt bắn từ người bệnh khi ho hoặc nói. Trẻ em chưa được tiêm phòng rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc tại nhà trẻ, trường học. Do virus cũng có thể lây qua việc dùng chung đồ chơi và các vật dụng cá nhân. Hơn nữa, hệ miễn dịch của trẻ em cũng chưa hoàn thiện nên virus dễ tấn công hơn.
Những dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em phổ biến nhất
Dưới đây là những dấu hiệu thuỷ đậu ở trẻ em thường gặp nhất mà các bậc phụ huynh cần lưu tấm:
Dấu hiệu trẻ bị thủy đậu – Mệt mỏi trong người
Đây là dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em đầu tiên cha mẹ nên để ý. Trẻ có thể cảm thấy kiệt sức, không muốn chơi đùa hay hoạt động như thường ngày. Tình trạng mệt mỏi thường xảy ra trước khi các nốt ban và mụn nước xuất hiện. Chúng báo hiệu cơ thể đang phản ứng với virus gây bệnh.
Dấu hiệu của thuỷ đậu ở trẻ – Sốt cao và đau đầu
Sốt cao từ 38 đến 39 độ kèm đau đầu là dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em khá phổ biến. Thường thì, cơn sốt sẽ xuất hiện 1-2 ngày trước khi phát ban. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng bị sốt và mức độ sốt cũng khác nhau.
Triệu chứng sốt thường vào khoảng từ 2 đến 3 ngày. Thời gian sốt có thể ngắn hay dài tùy thuộc vào sức khỏe của bé. Bố mẹ nên chú ý nếu trẻ sốt cao trên 39 độ hay khó thở, co giật, hãy đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay. Can thiệp sớm sẽ hạn chế độ nghiêm trọng cũng như biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ nhỏ – Phát ban, xuất hiện mụn nước
Trẻ em sẽ có phát ban và mụn nước trên mặt và tay chân. Sau đó, tình trạng này sẽ lan ra khắp cơ thể. Quá trình này thường kéo dài từ 12 đến 24 giờ. Từ 7 đến 10 ngày sau khi bắt đầu, mụn nước sẽ tự vỡ. Sau khi vỡ, chúng sẽ khô lại và bong vảy. Khu vực từng có mụn nước có thể bị thâm. Nếu bị nhiễm vi khuẩn, mụn nước có thể để lại sẹo.
Triệu chứng thủy đậu ở trẻ – Biếng ăn
Khi trẻ bị bệnh thủy đậu, cơ thể sẽ rất mệt mỏi và có thể sốt cao. Tình trạng này khiến trẻ thường không muốn ăn và quấy khóc. Vì vậy, phụ huynh nên ưu tiên những thực phẩm mềm và lỏng. Những món ăn trên cần dễ tiêu hóa và hợp với sở thích để trẻ nhanh hồi sức.
Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em – Đau cơ, đau người
Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em có thể bao gồm đau cơ và đau khớp. Trẻ có thể cảm thấy nhức tại một vùng hoặc toàn bộ cơ thể. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng.
Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em – Ho, sổ mũi không ngừng
Ho và chảy nước mũi là dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em thường gặp. Các chuyên gia khuyến cáo nên che miệng khi hắt hơi. Trẻ cũng cần vứt bỏ khăn giấy đã dùng.
Hơn nữa, trẻ cần thường xuyên rửa tay và sát khuẩn. Không nê chia sẻ đồ cá nhân để bảo vệ sức khỏe. Trẻ cũng không nên chia sẻ thức ăn hoặc đồ uống với người khác để tránh lây nhiễm.
Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em
Nếu con bạn có triệu chứng thủy đậu, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi. Bác sĩ sẽ khám và chỉ định xem liệu trẻ có thể điều trị tại nhà hay cần nhập viện. Việc điều trị chủ yếu nhằm giảm triệu chứng, hạ sốt và ngăn ngừa trẻ gãi mụn nước.
Nếu được điều trị tại nhà, phụ huynh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Có thể dùng dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000 để chấm vào nốt thủy đậu nếu bị vỡ. Bạn cũng cần theo dõi trẻ chặt chẽ và đưa trẻ đến viện xuất hiện triệu chứng lạ
Bệnh thủy đậu có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt, giảm đau và vitamin. Tùy vào lứa tuổi và triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus. Nếu có bội nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp cho trẻ nhà bạn.
Khi sốt cao, bác sĩ thường chỉ định thuốc hạ sốt và thuốc chống ngứa để giảm gãi. Lưu ý rằng trẻ bị thủy đậu không được sử dụng Aspirin để hạ sốt. Thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye, gây tổn thương gan và não.
Một số câu hỏi thường gặp về thủy đậu ở trẻ em
Sởi và thủy đậu khác nhau ra sao?
Sởi và thủy đậu thường xuất hiện vào mùa đông xuân. Sởi gây sốt cao và phát ban thường xuất hiện sau tai. Nốt ban của sởi hồng, lan từ mặt xuống thân và chân. Khi phát ban, trẻ vẫn sốt nhiều và ít nổi bóng nước. Sởi thường đi kèm với đỏ mắt, ghèn, ho và sổ mũi. Ban của sởi sẽ biến mất theo thứ tự và để lại vết thâm.
Trong khi đó, thủy đậu thường chỉ gây sốt nhẹ. Sau khi nổi hồng ban nhỏ, trong 24 giờ, chúng phát triển thành mụn nước. Mụn nước bắt đầu trong và sau 24 giờ trở nên đục. Vài ngày sau, chúng có mủ và đóng mài. Mụn nước thủy đậu xuất hiện từ đầu và lan ra toàn thân. Giai đoạn đầu, thủy đậu và sởi khá giống nhau nhưng khác ở giai đoạn sau. Thủy đậu có bóng nước, còn sởi chỉ có hồng ban.
Mụn nước do tay chân miệng với thủy đậu khác nhau chỗ nào?
Mụn nước có thể nhầm lẫn giữa thủy đậu và tay chân miệng. Tay chân miệng cũng có mụn nước và để lại vết sẹo. Nhưng tổn thương da ở tay chân miệng thường nằm ở tay, chân, cùi chỏ, và đầu gối. Trong khi đó, mụn nước thủy đậu rải rác khắp cơ thể trẻ em.
Thủy đậu kiêng nước, kiêng gió liệu có đúng?
Nhiều phụ huynh tin trẻ mắc thủy đậu cần kiêng nước và gió. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Kiêng tắm và tránh gió có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mặc đồ thoáng mát và tắm rửa sạch sẽ sẽ giúp bệnh mau lành hơn.
Biến chứng phổ biến nhất của thủy đậu là nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên tránh tự điều trị theo kinh nghiệm dân gian. Thay vào đó hãy đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên môn thăm khám.
Trên đây là toàn bộ những dấu hiệu thuỷ đậu ở trẻ em mà cha mẹ cần nắm vững. Thủy đậu ở trẻ em không còn là nỗi lo nếu bạn biết cách phòng ngừa và điều trị sớm. Hãy theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày của bé để hạn chế những biến chứng nguy hiểm nhé!