Viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân và triệu chứng phổ biến

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng hoặc dị nguyên. Bệnh thường biểu hiện qua triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng tấy và thậm chí phồng rộp, lở loét. Viêm da tiếp xúc không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra viêm da tiếp xúc như chất gây kích ứng bao gồm hóa chất, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, kim loại, chất bảo quản và một số loại thực vật. Ngoài ra, yếu tố môi trường như thời tiết, ánh nắng mặt trời, côn trùng cũng có thể trở thành lý do. Bệnh thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm, mắc bệnh về da hoặc thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây viêm da. 

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu mà nhiều người mắc phải
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu mà nhiều người mắc phải

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc do đâu?

Viêm da tiếp xúc gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân khiến làn da của chúng ta trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng đến vậy?

Viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD)

ACD là một phản ứng viêm của da lúc tiếp xúc trực tiếp cùng chất gây dị ứng. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ hiểu nhầm đây là một mối đe dọa và giải phóng hóa chất gây viêm, dẫn đến triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy. Các tác nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng phổ biến:

  • Viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm, nước hoa, chất tẩy rửa.
  • Bụi bẩn, nấm mốc, lông và da của thú cưng.
  • Thời tiết khô hanh, ẩm ướt, nóng lạnh thất thường.
  • Thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, ngũ cốc.
  • Vật liệu gồm vải sợi, sợi len, cao su.
  • Cha mẹ có tiền sử bị viêm da dị ứng thì con cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Viêm da do tiếp xúc các chất gây dị ứng
Viêm da do tiếp xúc các chất gây dị ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD)

Khác với viêm da tiếp xúc dị ứng, ICD thường xảy ra với hầu hết mọi người khi tiếp xúc chất kích ứng ở nồng độ nhất định. Không phải chỉ những người có cơ địa nhạy cảm mới mắc phải. Những nguyên nhân thường gặp:

  • Viêm da tiếp xúc với hóa chất có tính acid, kiềm, muối kim loại, dung môi.
  • Chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén, chất tẩy quần áo.
  • Thực vật như nhựa cây, lá chàm, quả ớt,… có chứa nhựa hoặc tinh dầu gây kích ứng.
  • Nọc độc của côn trùng, lông động vật.
  • Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời gây bỏng và viêm da.
  • Nhiệt độ cao hoặc thấp đột ngột có thể làm tổn thương da.
  • Da bị chà xát liên tục, tiếp xúc với nước lâu hoặc sử dụng nước quá nóng.
Viêm da do kích ứng với hóa chất
Viêm da do kích ứng với hóa chất

Viêm da tiếp xúc do côn trùng

Việc tiếp xúc trực tiếp chất độc, dịch tiết hoặc bộ phận của côn trùng dẫn đến viêm da. Các chất này có thể gây kích ứng mạnh, làm tổn thương da và triệu chứng khó chịu. Điển hình như kiến ba khoang, chất pederin có trong cơ thể kiến ba khoang lúc tiếp xúc da người sẽ gây ra vết bỏng rát, nổi mụn nước, thậm chí lở loét. 

Viêm da tiếp xúc ánh sáng

Đây là phản ứng viêm của da khi tiếp xúc ánh sáng, đặc biệt với tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời. Có hai loại viêm da tiếp xúc ánh sáng chính:

  • Viêm da kích ứng do ánh sáng: Xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời quá lâu hoặc cường độ quá mạnh. Tia UV làm tổn thương tế bào da gây viêm, đỏ, rát và bong tróc.
  • Viêm da dị ứng ánh sáng: Là phản ứng miễn dịch phức tạp hơn. Khi da tiếp xúc với một số chất như nước hoa, kem chống nắng, thuốc và sau đó ra ánh nắng. Lúc này, hệ miễn dịch phản ứng lại và dẫn đến viêm da. 
Ánh sáng là một trong những tác nhân dẫn đến viêm da
Ánh sáng là một trong những tác nhân dẫn đến viêm da

Triệu chứng viêm da tiếp xúc thường gặp

Viêm da tiếp xúc dù do kích ứng hay dị ứng đều gây ra những triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người bệnh và nguyên nhân gây ra. Các triệu chứng thường gặp nhất:

  • Ngứa: Cảm giác ngứa từ nhẹ đến rất dữ dội, gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Mẩn đỏ: Vùng da tiếp xúc chất gây kích ứng trở nên đỏ, sưng và viêm.
  • Phồng rộp: Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện mụn nước nhỏ hoặc phồng rộp.
  • Khô, nứt nẻ: Da bị khô, bong tróc và nứt nẻ. Đặc biệt ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc hóa chất.
  • Đau: Ngoài ngứa, người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau rát ở vùng da bị tổn thương.
  • Vảy: Da bong tróc, tạo thành vảy.
  • Sưng: Vùng da bị viêm có thể sưng lên.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc chất gây kích ứng. Vị trí bị viêm da thường tương ứng vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây bệnh. Ví dụ, bạn bị viêm da do đeo đồng hồ thì sẽ xuất hiện biểu hiện ở cổ tay.

Viêm da tiếp xúc có nhiều triệu chứng khác nhau
Viêm da tiếp xúc có nhiều triệu chứng khác nhau

Cách điều trị viêm da tiếp xúc an toàn, hiệu quả

Viêm da tiếp xúc gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị hiệu quả tình trạng này, chúng ta có thể tham khảo một số phương pháp phổ biến sau đây:

Điều trị tại chỗ

  • Kem dưỡng ẩm: Giúp làm dịu da, ngăn ngừa khô và nứt nẻ.
  • Thuốc kháng histamin: Sử dụng bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa, viêm.
  • Corticosteroid: Bôi ngoài da giảm viêm, giảm sưng. Tuy nhiên, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Dùng cho trường hợp viêm da mạn tính, không đáp ứng với corticosteroid.

Điều trị toàn thân

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc dạng uống giúp giảm ngứa toàn thân.
  • Corticosteroid: Sử dụng cho bệnh nhân viêm da nghiêm trọng, lan rộng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng cho trường hợp bệnh nặng, kháng thuốc.
Điều trị viêm da bằng thuốc kháng sinh
Điều trị viêm da bằng thuốc kháng sinh

Biện pháp khác

  • Chườm lạnh: Có tác dụng giảm sưng và ngứa.
  • Tắm nước ấm: Tránh tắm nước quá nóng hoặc dùng xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Tránh gãi: Gãi sẽ làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Ăn uống: Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin. Hạn chế đồ ăn cay nóng, chất kích thích gây hại sức khỏe.

Một số câu hỏi liên quan về bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có lây không?

Bệnh thường không lây lan từ người này sang người khác. Bởi nguyên nhân gây ra viêm da do da tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nhiều người có thể cùng mắc bệnh do tiếp xúc chung tác nhân.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm da tiếp xúc?

  • Người có tiền sử dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người bị các bệnh da liễu như vảy nến, viêm da cơ địa.
  • Người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng.
  • Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất thường xuyên.
  • Người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người da, người bị bệnh mạn tính.
Người có tiền sử dị ứng dễ bị viêm da
Người có tiền sử dị ứng dễ bị viêm da

Viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không?

Thông thường, viêm da không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều phiền toái. Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm: nhiễm trùng da, mất ngủ, stress, để lại sẹo làm mất thẩm mỹ,…

Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết về viêm da tiếp xúc, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Ngay khi xuất hiện triệu chứng viêm da, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *