Thủy đậu thường gặp ở trẻ em và gây ra nhiều lo ngại cho các bậc phụ huynh. Với sự gia tăng số ca mắc bệnh trong những năm gần đây, nhận biết triệu chứng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết. Tìm hiểu sâu hơn về triệu chứng thủy đậu ở trẻ em, cũng như các khuyến nghị từ các chuyên gia về cách phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em qua các giai đoạn
Thủy đậu, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đem theo nhiều nguy cơ gặp biến chứng nặng nề. Nhận biết sớm triệu chứng của bệnh để kịp thời chăm sóc và điều trị cho trẻ, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em thường phát triển qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn toàn phát và giai đoạn phục hồi.
Triệu chứng thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em giai đoạn ủ bệnh của virus VZV kéo dài từ 10 – 21 ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch và mức độ tấn công của virus. Đối với phần lớn trường hợp nhiễm thủy đậu ở trẻ em, thời gian ủ bệnh thường rơi vào khoảng 14 – 17 ngày. Trong thời gian này, virus bắt đầu nhân lên và lây lan trong cơ thể mà không gây ra triệu chứng rõ ràng.
Tuy nhiên, một số bé có thể gặp các triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm cúm như mệt mỏi, sốt nhẹ (khoảng 38°C), đau nhức cơ thể, chán ăn, và nhức đầu.
Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em giai đoạn phát ban
Sau khi giai đoạn ủ bệnh kết thúc, các dấu hiệu của thuỷ đậu ở trẻ dần xuất hiện. Đầu tiên, những vùng da như lưng, ngực, bụng và mặt sẽ xuất hiện các nốt phát ban đỏ nhẹ, sưng và nhanh chóng lan ra khắp cơ thể. Những nốt ban này sẽ nổi lên, trở thành các dát, sẩn trên da, tạo cảm giác sần sùi và khó chịu khi chạm vào.
Chỉ sau vài giờ đến 1 ngày, các nốt dát sẩn sẽ nhanh chóng tiến triển thành mụn nước, phồng rộp chứa đầy dịch trong suốt. Những nốt mụn này sau đó căng tức và dần chuyển thành mủ, với đường kính khoảng 5 – 10mm và có viền đỏ xung quanh. Khi các nốt mụn lặn dần, vết thương có hình dạng tròn, hơi lõm ở giữa, tạo lớp vảy phía trên. Khi vảy bong ra, sẽ để lại sẹo lõm nhẹ khi lành hoàn toàn.
Các mụn nước do thủy đậu gây ra không xuất hiện và lặn đi đồng loạt, mà tiếp diễn thành nhiều đợt liên tục trong 2 – 4 ngày. Do đó, trên cùng một vùng da, có thể xuất hiện nhiều giai đoạn của tổn thương từ ban đỏ, dát, sẩn, mụn nước, vảy, đến sẹo.
Không chỉ gây tổn thương trên da, mụn nước còn có thể xuất hiện ở các khu vực niêm mạc như hầu họng, giác mạc, và thậm chí cả các vùng sinh dục như dương vật, âm đạo, và hậu môn.
Bên cạnh các nốt mụn nước, còn có các triệu chứng thủy đậu ở trẻ em khác như sốt, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau nhức cơ xương, ê ẩm, mất ngủ và chán ăn, tương tự như ở giai đoạn ủ bệnh.
Dấu hiệu cho thấy trẻ đang trong giai đoạn hồi phục
Kể từ khi biểu hiện của thuỷ đậu ở trẻ xuất hiện sau 7 -10 ngày, các nốt mụn bắt đầu khô lại, xung quanh đóng mài và bong vảy. Cơ thể của trẻ bắt đầu vào giai đoạn phục hồi của bệnh thủy đậu, hệ miễn dịch cũng dần ổn định trở lại. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu trong vài ngày sau khi các nốt mụn triệu chứng thủy đậu ở trẻ em đã khô và bong vảy. Các bậc phụ huynh không nên lơ là, cần chú ý chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng, và giữ vệ sinh tốt trong giai đoạn quan trọng này để giúp trẻ phục hồi hoàn toàn mà không gặp các biến chứng.
Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em khi diễn biến nặng
Sau khoảng 1 tuần, nếu triệu chứng thuỷ đậu ở trẻ nhỏ không được điều trị và chăm sóc kịp thời, tình trạng bệnh ở trẻ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với các dấu hiệu rõ rệt:
- Mụn nước mọc nhiều và dày đặc hơn: Các nốt thủy đậu lan rộng trên da và có nguy cơ xuất hiện ở các vùng niêm mạc nhạy cảm. Ví dụ như niêm mạc họng, thanh quản, miệng, mắt, và khu vực sinh dục cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng kéo dài gây ra đau đớn, khó chịu, cản trở việc ăn uống, giao tiếp, và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Tình trạng mệt mỏi và suy kiệt nghiêm trọng: Trẻ sẽ cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi toàn thân, cơn đau đầu và đau cơ sẽ trở nên dữ dội hơn, gây ra cảm giác ê ẩm và khó chịu kéo dài.
- Sốt cao: Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em có thể trở nặng, với nhiệt độ cơ thể có thể vượt quá 39 độ C. Sốt cao liên tục làm suy yếu hệ miễn dịch, gây ra tình trạng mất nước, chóng mặt, và khó thở. Đặc biệt nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, hoặc nhiễm trùng máu.
Phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ được chuyên gia khuyên áp dụng
Thủy đậu với các triệu chứng thủy đậu ở trẻ em có khả năng lây lan nhanh chóng, chủ động bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh là vô cùng cần thiết. Các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều phương pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp bố mẹ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe cho con em mình. Dưới đây là những biện pháp được khuyên áp dụng để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ một cách an toàn và hiệu quả.
Tiêm phòng vacxin cho mẹ trong thời kỳ mang thai
Phòng ngừa các triệu chứng thủy đậu ở trẻ em, phụ nữ nên hoàn thành phác đồ tiêm chủng trước khi mang thai ít nhất từ 1 đến 3 tháng, với lịch tiêm gồm 2 liều, cách nhau tối thiểu 1 tháng.
Vắc xin ngừa thủy đậu đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ trên 90% cho cả trẻ em và người lớn. Nếu phụ nữ mang thai đã tiêm đầy đủ vắc xin, các kháng thể virus từ mẹ sẽ truyền sang thai nhi qua đường máu. Sau khi chào đời, trẻ cũng nhận thêm kháng thể thông qua sữa mẹ, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc thủy đậu trong năm đầu đời.
Tiêm phòng vacxin cho trẻ từ sớm
Khi trẻ từ 9 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ tiêm phòng vắc xin thủy đậu sớm cho trẻ theo lịch tiêm chủng của cơ sở y tế. Phác đồ tiêm phòng cụ thể của các loại vắc xin thủy đậu đang được cấp phép lưu hành và sử dụng ở nước ta gồm 3 loại vacxin phổ biến: Vắc xin Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) cho trẻ từ 12 tháng tuổi và Vắc xin Varilrix (Bỉ) cho trẻ từ 9 tháng tuổi.
Tránh để trẻ tiếp xúc với người bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-zoster gây ra và có khả năng lây lan rất nhanh, đặc biệt là trong môi trường có sự tiếp xúc gần. Bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh là vô cùng cần thiết.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ và môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ
Phòng tránh nguy cơ mắc các triệu chứng thủy đậu ở trẻ em, bố mẹ cần đảm bảo trẻ không tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh. Điều quan trọng trong môi trường sinh hoạt chung như trường học, nhà trẻ, hoặc khu vui chơi công cộng. Bố mẹ nên dặn dò trẻ giữ khoảng cách an toàn và tránh tiếp xúc với người có các dấu hiệu như nổi mụn nước trên da.
Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ trẻ khỏi bệnh thủy đậu là giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt. Hình thành thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả.
- Dạy trẻ rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi ngoài trời hoặc tiếp xúc với đồ vật công cộng. Đảm bảo trẻ sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, như khăn mặt, ly uống nước, bàn chải đánh răng để tránh lây lan mầm bệnh từ người khác.
- Đặt xà phòng và nước rửa tay tại các khu vực dễ tiếp cận trong nhà như phòng tắm, bếp để trẻ có thể dễ dàng rửa tay khi cần.
>> Xem thêm: Bị Thủy đậu có được tắm không? Cách tắm đúng cách cho trẻ
Không chỉ giữ vệ sinh và tránh tiếp xúc với người bệnh để hạn chế triệu chứng thủy đậu ở trẻ em, phụ huynh còn cần giáo dục cho trẻ hiểu về tầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh tật. Giúp trẻ hình thành thói quen tự bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.
Cung cấp chế độ tốt để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Trẻ được cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trực mạnh mẽ trong việc tăng cường hệ miễn dịch của trẻ chống lại virus thủy đậu và các triệu chứng thủy đậu ở trẻ em. Bố mẹ tham khảo nguyên tắc dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt dưới đây:
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: Vitamin C (cam, quýt, dâu tây, kiwi tăng cường sản xuất bạch cầu và kháng thể), Vitamin A (Cà rốt, bí đỏ, và các loại rau xanh) và Kẽm (thịt đỏ, hải sản và các loại hạt).
- Tăng cường chất đạm (protein): Xây dựng và sửa chữa các tế bào đến từ thịt gà, cá, trứng, đậu và sữa.
- Cung cấp chất béo tốt: Dầu ô-liu, quả bơ và cá hồi giúp hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ miễn dịch của trẻ.
- Cung cấp đủ nước: Duy trì sự cân bằng trong cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
- Tăng cường probiotic và chất xơ: Có trong sữa chua và các sản phẩm lên men cải thiện hệ tiêu hóa.
Kết bài
Thủy đậu là bệnh lý gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, với kiến thức về triệu chứng thủy đậu ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa hợp lý, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể bảo vệ con mình khỏi nguy cơ mắc bệnh. Luôn theo dõi sức khỏe của trẻ, tư vấn bác sĩ khi cần thiết và thực hiện tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo trẻ có một cuộc sống khỏe mạnh và an toàn.