Thuốc bôi thủy đậu là một trong những biện pháp quan trọng giúp giảm ngứa, khô mụn nước và ngăn ngừa nhiễm trùng da cho người bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 6 loại thuốc bôi phổ biến, an toàn và đem lại hiệu quả tối ưu trong điều trị thủy đậu.
Các loại thuốc bôi thủy đậu hiệu quả, an toàn
Thủy đậu do virus varicella-zoster gây ra, đặc trưng bởi các vết mụn nước ngứa ngáy, khó chịu và rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Vậy bị thủy đậu bôi thuốc gì tốt nhất? Cùng tìm hiểu những loại thuốc bôi thường được các chuyên gia y tế khuyên dùng hiện nay.
Thuốc bôi thủy đậu Subạc
Thành phần chính của thuốc bôi thủy đậu Subạc là nano bạc, chitosan, chiết xuất cây neem. Nó có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Trong đó:
- Nano bạc: Có khả năng phá hủy màng tế bào vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của chúng. Từ đó giảm tình trạng viêm nhiễm tại vết thương.
- Chitosan: Có nguồn gốc từ vỏ của các loài giáp xác, làm lành vết thương nhanh chóng bằng cách kích thích quá trình tái tạo tế bào da. Chitosan còn tạo lớp màng bảo vệ, ngừa vi khuẩn xâm nhập vào nốt mụn thủy đậu.
- Cây neem: Chiết xuất từ cây neem kháng viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Thành phần này làm dịu da, giảm sưng đỏ và hạn chế hình thành sẹo.
Ngoài trị mụn thủy đậu, gel Subạc còn có thể chữa nhiều bệnh ngoài da như zona, bỏng nhẹ, chân tay miệng. Giá bán sản phẩm chỉ khoảng 150.000 VNĐ/ tuýp 25g. Bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Thuốc bôi thủy đậu Acyclovir
Loại thuốc bôi thủy đậu chứa thành phần hoạt chất Acyclovir được nhiều bác sĩ kê cho bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu. Sản phẩm có dạng bôi ngoài da giúp giảm các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy quá trình lành bệnh. Công dụng chính:
- Giảm đau, ngứa: Thuốc có khả năng làm dịu những vết loét, phồng rộp, giảm cảm giác đau rát và ngứa ngáy.
- Nhanh lành vết thương: Acyclovir ức chế sự phát triển của virus giúp các nốt thủy đậu mau lành, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Ngăn mụn bùng phát: Đối với bệnh nhân mọc nhiều mụn nước phồng rộp, thuốc ngăn ngừa những đợt bùng phát mới.
Các dạng thuốc bôi mụn thủy đậu chứa Acyclovir phổ biến gồm Mibeviru Cream, Acyclovir Stada, Medskin,… Lưu ý, một số trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, mệt mỏi. Người bệnh thận, phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Thuốc bôi thủy đậu màu xanh Methylen
Thuốc xanh bôi thủy đậu Methylen là một loại thuốc sát khuẩn được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh ngoài da, bao gồm cả thủy đậu. Thuốc có tác dụng làm khô nốt mụn nước, ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Tại sao thuốc xanh Methylen lại hiệu quả với bệnh thủy đậu?
- Khả năng sát khuẩn: Xanh methylen có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế nhiễm trùng tại vết loét.
- Làm khô vết loét: Thuốc làm khô những nốt mụn nước giúp chúng nhanh chóng kết vảy và bong tróc.
- Giảm ngứa: Xanh methylen còn có khả năng làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Cách sử dụng xanh Methylen rất đơn giản. Đầu tiên, bạn rửa sạch vùng da bị thủy đậu. Sau đó, lấy tăm bông chấm thuốc và bôi trực tiếp lên mụn nước đã vỡ. Nên bôi thuốc 2 lần/ ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tối đa.
Thuốc bôi trị thủy đậu Castellani
Trong các loại thuốc bôi thủy đậu tốt nhất chắc chắn phải nhắc đến Castellani. Tương tự như thuốc xanh Methylen, bạn chỉ cần chấm dung dịch chấm lên những nốt mụn nước đã vỡ. Sản phẩm này có tác dụng:
- Sát khuẩn: Castellani chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, ngăn tình trạng nhiễm trùng tại các vết loét thủy đậu.
- Tạo lớp màng bảo vệ: Thuốc bôi thủy đậu Castellani tạo ra một lớp màng mỏng trên da, bảo vệ vết thương khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Lưu ý, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Castellani cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi loại thuốc này có thể gây ra một số phản ứng phụ như kích ứng da, ngứa,…
Thuốc tím bôi thủy đậu
Thuốc tím (Kali Pemanganat) từng được dùng phổ biến để điều trị bệnh thủy đậu. Nó có khả năng sát khuẩn mạnh và làm khô vết loét nhanh chóng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc sử dụng thuốc tím đã giảm đi đáng kể bởi những lý do sau:
- Khó khăn trong việc theo dõi: Màu tím của thuốc bám chặt vào da, gây khó khăn trong việc theo dõi tiến triển của mụn thủy đậu và phát hiện biến chứng.
- Gây kích ứng da: Ở một số người, thuốc tím gây kích ứng da, đặc biệt khi sử dụng nồng độ cao hoặc trong suốt thời gian dài.
- Màu khó tẩy: Màu tím của thuốc rất khó tẩy, có thể làm hư hỏng quần áo.
- Có nhiều loại thuốc tốt hơn: Hiện có nhiều loại thuốc bôi thủy đậu ngoài da khác như xanh Methylen, Castellani, Acyclovir,… Chúng đem lại hiệu quả tốt hơn mà ít gây tác dụng phụ.
Thuốc Milian bôi thủy đậu
Thuốc bôi thủy đậu Milian là loại dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Thành phần chính của nó bao gồm xanh methylen và tím gentian, hai chất có khả năng sát khuẩn, làm khô mụn thủy đậu rất tốt. Công dụng chính:
- Sát khuẩn: Cả xanh methylen và tím gentian đều khử trùng mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng trên da.
- Làm khô nốt thủy đậu: Milian là khả năng làm khô nhanh các nốt mụn nước, ngăn vỡ mụn và lan rộng nhiễm trùng. Điều này thúc đẩy quá trình lành vết thương và hạn chế để lại sẹo.
- Ngăn nhiễm trùng thứ phát: Thuốc bôi Milian với tính kháng khuẩn mạnh sẽ bảo vệ vùng da bị thủy đậu, ngừa nhiễm trùng thứ phát. Nhất là trong môi trường ẩm ướt hoặc dễ bị tác động từ bên ngoài.
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị thủy đậu
Khi sử dụng thuốc bôi thủy đậu, có một số điều quan trọng mà người bệnh cần lưu tâm nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn, đặc biệt ở trẻ em. Dưới đây là các lưu ý chi tiết:
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc bôi thủy đậu nào, cần phải có sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Bởi thủy đậu có triệu chứng tương tự như một số bệnh da khác và việc sử dụng thuốc không đúng dễ gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp theo tình trạng của người bệnh.
Sử dụng thuốc đúng cách
Đối với thuốc bôi thủy đậu dạng dung dịch như thuốc tím, Milian phải pha loãng theo hướng dẫn nhằm tránh kích ứng da. Không nên dùng thuốc ở nồng độ cao hơn so với khuyến cáo. Bạn nên sử dụng bông gòn hoặc tăm bông sạch để thoa lên nốt mụn, tránh chạm vào vùng da lành nhằm hạn chế lây nhiễm.
Theo dõi triệu chứng
Sau khi dùng thuốc bôi thủy đậu, người bệnh nên theo dõi triệu chứng giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường như mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy, có mủ,… Nếu triệu chứng không giảm sau một thời gian hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cần liên hệ với bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Chú ý khi sử dụng cho trẻ em
Da trẻ em rất nhạy cảm, vì vậy chúng ta cần thận trọng hơn khi sử dụng thuốc bôi thủy đậu. Ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc bôi chống chỉ định cho trẻ em, đặc biệt là những sản phẩm chứa hóa chất mạnh.
Kết luận
Những loại thuốc bôi trị thủy đậu trên đây đều được đánh giá cao về mức độ hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ và nâng cao tác dụng điều trị, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.