Làm sao để không bị lây thủy đậu? 5 cách phòng bệnh hiệu quả

Làm sao để không bị lây thủy đậu? Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Việc tìm hiểu và áp dụng những biện pháp phòng tránh giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Dưới đây là 5 cách hạn chế nguy cơ lây nhiễm thủy đậu hiệu quả được khuyến cáo bởi các chuyên gia y tế.

Bệnh thủy đậu lây qua những đường nào?

Muốn biết làm sao để không bị lây thủy đậu thì trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster. Nó thường biểu hiện bằng các nốt ban đỏ ngứa, dần chuyển thành mụn nước. Căn bệnh này rất dễ lây lan qua 3 con đường:

  • Đường hô hấp: Khi người mắc thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các hạt virus nhỏ li ti sẽ được thải ra không khí. Nếu người khác hít phải những giọt bắn này khả năng cao sẽ bị nhiễm bệnh.
  • Tiếp xúc với nốt mụn nước: Việc chạm vào những nốt mụn nước hoặc vùng da bị tổn thương của người bệnh làm lây lan virus Varicella Zoster.
  • Lây bệnh gián tiếp: Virus thủy đậu có thể tồn tại trên vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, khăn mặt, đồ chơi… Hoặc bám vào bề mặt tiếp xúc như bàn ghế, tay nắm cửa,… Trường hợp người khác tiếp xúc với những đồ dùng đó sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh khá cao.

Thời điểm lây nhiễm mạnh nhất của bệnh thủy đậu từ 1-2 ngày trước khi các nốt ban xuất hiện cho đến lúc toàn bộ mụn nước đã đóng vảy. Trong giai đoạn này, virus Varicella Zoster có mặt rất nhiều trong dịch tiết của mụn nước. Người bệnh cũng thường xuất hiện triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, khiến họ dễ dàng tiếp xúc và lây nhiễm cho người khác.

Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp
Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp

Làm sao để không bị lây thủy đậu?

Bệnh thủy đậu lây lan rất nhanh, đặc biệt trong gia đình. Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, việc chủ động phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mọi người nên thực hiện đầy đủ 5 biện pháp sau đây:

Tránh tiếp xúc với người bệnh

Làm sao để không bị lây thủy đậu? Virus gây bệnh thủy bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, đặc biệt ở những nơi đông người như trường học, công viên hay văn phòng. Vì vậy, khi đã mắc bệnh thì điều quan trọng nhất là bạn cần nghỉ ngơi tại nhà nhằm tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh. 

Còn đối với người khỏe mạnh nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân và nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy nhớ đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa này không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần hạn chế sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.

Hạn chế tiếp xúc với người bị mắc thủy đậu
Hạn chế tiếp xúc với người bị mắc thủy đậu

Tiêm phòng vắc xin thủy đậu đầy đủ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định rằng tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh thủy đậu đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ người được tiêm chủng đầy đủ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh thủy đậu lên đến 98%. Điều này có nghĩa, khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, bạn sẽ được bảo vệ gần như hoàn toàn khỏi căn bệnh này. Lịch tiêm phòng như sau:

Trẻ em từ 12 tháng – 12 tuổi:

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 12 tháng tuổi.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 khoảng 3 tháng.

Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn:

  • Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 khoảng 1 tháng.

Phụ nữ:

  • Mũi 1: Tiêm  trước khi có thai ít nhất 3 tháng. 
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng 1 tháng.

Đối tượng chống chỉ định:

Mặc dù tiêm vắc xin thủy đậu là đáp án chính xác cho câu hỏi làm sao để không bị lây thủy đậu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiêm phòng bệnh này. Những trường hợp chống chỉ định bao gồm:

  • Người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (ví dụ: HIV/AIDS, ung thư máu, đang điều trị hóa trị, xạ trị).
  • Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (corticosteroid liều cao, thuốc chống thải ghép).
  • Người có tiền sử dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin thủy đậu, bao gồm neomycin.
  • Người từng bị phản ứng quá mẫn nghiêm trọng sau khi tiêm mũi vắc xin thủy đậu trước đó.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai trong vòng 3 tháng tới không nên tiêm vắc xin thủy đậu.
  • Người đang bị sốt cao hoặc nhiễm trùng cấp tính nên hoãn tiêm vắc xin đến khi sức khỏe ổn định trở lại.
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu đầy đủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu đầy đủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Làm sao để không bị lây thủy đậu? Vệ sinh cá nhân

Nhằm ngăn ngừa lây nhiễm bệnh do virus thủy đậu gây ra, chúng ta cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và rửa tay đúng cách. Lúc rửa tay, bạn phải chú ý làm sạch toàn bộ bàn tay, kẽ ngón tay và sử dụng xà phòng tối thiểu 20 giây. Rửa bằng nước ấm giúp tăng cường khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus. 

Việc rửa tay cần thực hiện thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước lúc ăn và sau khi tiếp xúc với những bề mặt có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Ngoài ra, sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân riêng biệt và giữ vệ sinh tốt sẽ hạn chế sự lây lan của bệnh thủy đậu

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh lây nhiễm thủy đậu
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh lây nhiễm thủy đậu

Bảo vệ môi trường sống sạch sẽ

Làm sao để không bị lây thủy đậu? Bên cạnh việc giữ vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa thủy đậu. Môi trường sạch sẽ, thoáng mát vừa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus, vừa tạo điều kiện sống lành mạnh cho con người. 

Bạn nên thường xuyên lau dọn, khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, bàn làm việc, thiết bị điện tử. Sử dụng dung dịch khử khuẩn an toàn nhằm tiêu diệt vi khuẩn và virus tiềm ẩn. Đồng thời, kiểm soát tốt những bệnh lý nền như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim. Điều này cũng giúp hạn chế khả năng lây nhiễm và ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm trong môi trường sống hàng ngày.

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Ăn uống, sinh hoạt khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối sẽ giúp cơ thể có đủ sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập của virus thủy đậu. Một số thực phẩm nên và không nên ăn:

  • Nên ăn: Thực phẩm giàu vitamin C từ trái cây như cam, chanh, dâu tây, và rau xanh. Thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, các loại đậu. Uống đủ nước hàng ngày, ít nhất là 2 lít nước.
  • Không nên ăn: Thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, đồ cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ uống có cồn. Điều này giúp duy trì sức khỏe tốt, tạo nền tảng vững chắc để chống lại bệnh tật.

Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể tái tạo năng lượng và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Tập thể dục đều đặn, khoảng 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. 

Ăn uống khoa học giúp tăng đề kháng, hạn chế bị lây thủy đậu
Ăn uống khoa học giúp tăng đề kháng, hạn chế bị lây thủy đậu

Lời kết

Qua bài viết trên, chúng ta đã nắm rõ những biện pháp làm sao để không bị lây thủy đậu hiệu quả. Bằng cách tiêm phòng vắc xin đầy đủ, hạn chế tiếp xúc cùng người bệnh, vệ sinh sạch sẽ và ăn nghỉ khoa học, bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình trước nguy cơ mắc bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *