Hình ảnh nốt thủy đậu qua 4 giai đoạn và cách điều trị hiệu quả

Nốt thủy đậu là dấu hiệu điển hình của bệnh thủy đậu với quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Việc nhận biết và theo dõi sự thay đổi của hình ảnh nốt mụn theo từng giai đoạn giúp quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Bệnh Thủy đậu hay còn gọi là Chickenpox, một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus varicella-zoster gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn chứa virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất của bệnh là các nốt thủy đậu dạng ban đỏ, dần chuyển thành mụn nước ngứa, có dịch trong. Những nốt này xuất hiện rải rác khắp cơ thể, thậm chí cả ở da đầu, niêm mạc miệng và vùng da nhạy cảm. Bên cạnh các nốt ban, người bệnh còn có thể kèm theo biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn và khớp đau nhức.

Nốt thủy đậu là dấu hiệu nhận biết bệnh đặc trưng nhất
Nốt thủy đậu là dấu hiệu nhận biết bệnh đặc trưng nhất

Hình ảnh nốt thủy đậu qua các giai đoạn

Bệnh thủy đậu thường tiến triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn thì các nốt mụn trên da lại có đặc điểm riêng biệt. Cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh của thủy đậu là khoảng thời gian từ khi virus varicella-zoster xâm nhập vào cơ thể cho đến lúc triệu chứng đầu tiên xuất hiện, thường kéo dài từ 10 đến 21 ngày. Trong giai đoạn này, virus bắt đầu nhân lên trong cơ thể nhưng người bệnh chưa có dấu hiệu cụ thể nào, cũng chưa lây nhiễm cho người khác.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu hoặc sốt nhẹ nhưng không rõ ràng. Thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường.

Giai đoạn ủ bệnh thường chưa có triệu chứng rõ ràng
Giai đoạn ủ bệnh thường chưa có triệu chứng rõ ràng

Nốt thủy đậu nhẹ ở giai đoạn khởi phát

Khi bước vào giai đoạn khởi phát, nốt thủy đậu mới mọc. Lúc này, da có thể xuất hiện vài nốt đỏ nhỏ giống như phát ban, đặc biệt ở vùng mặt, ngực và lưng. Chúng chưa phát triển thành mụn nước và ít gây ngứa, khiến nhiều người chủ quan và không nhận ra mình đang mắc bệnh. Thủy đậu ở giai đoạn khởi phát vẫn có thể lây nhiễm cho người khác thông qua đường hô hấp, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Mụn thủy đậu ở giai đoạn khởi phát khá nhẹ
Mụn thủy đậu ở giai đoạn khởi phát khá nhẹ

Nốt mụn thủy đậu ở giai đoạn toàn phát

Nốt thủy đậu như thế nào ở giai đoạn toàn phát? Virus bắt đầu xâm nhập vào bạch huyết, gây ra hiện tượng sốt cao, mệt mỏi, cơ thể người bệnh xuất hiện nốt ban đỏ li ti. Những nốt ban nhanh chóng phát triển thành mụn nước trong suốt, gây ngứa ngáy khó chịu. Dần dần, mụn căng phồng, chứa đầy dịch mủ và có thể lan rộng khắp cơ thể.

Theo thời gian, dịch mủ trong nốt mụn thủy đậu sẽ chuyển sang màu vàng đục tạo thành những lớp vảy mỏng. Mụn trở nên căng cứng và dễ vỡ hơn. Nếu không được chăm sóc đúng cách, chúng rất dễ bị nhiễm trùng, gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh da, tránh gãi và chạm vào nốt mụn nhằm ngăn ngừa tình trạng trên.

Mụn thủy đậu nặng nhất ở giai đoạn toàn phát
Mụn thủy đậu nặng nhất ở giai đoạn toàn phát

Hình ảnh nốt thủy đậu giai đoạn phục hồi

Sau khi trải qua giai đoạn toàn phát, nốt thủy đậu dần bước vào giai đoạn phục hồi. Những mụn nước ngứa ngáy trước đó dần khô lại, hình thành lớp vảy mỏng màu vàng. Khi các lớp vảy bong tróc, làn da bên dưới dần lành lại.

Nốt thủy đậu giai đoạn phục hồi dần khô lại
Nốt thủy đậu giai đoạn phục hồi dần khô lại

Phân biệt nốt mụn thủy đậu với bệnh đậu mùa

Khi y học chưa phát triển, bệnh thủy đậu thường bị nhầm lẫn với bệnh đậu mùa, vì chúng đều có triệu chứng nổi mụn nước ngoài da. Tuy nhiên, có những đặc điểm khác biệt rõ ràng giữa nốt thủy đậu và mụn đậu mùa:

  • Thủy đậu: Nốt mụn xuất hiện theo cụm, ban đầu ở mặt và ngực, sau đó lan ra vùng khác. Mụn thường lớn, chứa nhiều dịch, dễ vỡ và gây ngứa. Chúng không mọc đồng loạt mà xuất hiện theo từng giai đoạn khác nhau.
  • Đậu mùa: Nốt mụn đậu mùa nhỏ hơn, căng cứng và khó vỡ. Chúng có xu hướng tập trung ở những vùng nhạy cảm như mặt, tay, chân. Nốt đậu mùa xuất hiện đồng loạt và không có nhiều giai đoạn.
  • Đậu mùa khỉ: Nốt mụn của bệnh đậu mùa khỉ có xu hướng mọc đồng loạt và phát triển chậm. Hay xuất hiện ở vùng da mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân và dễ để lại sẹo xấu. Người bệnh có thể bị sốt cao và sưng hạch toàn thân, khiến bệnh trầm trọng hơn thủy đậu.
Mụn thủy đậu khác với nốt mụn bệnh đậu mùa
Mụn thủy đậu khác với nốt mụn bệnh đậu mùa

Cách điều trị nốt thủy đậu hiệu quả

Bệnh thủy đậu thường tự khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên, chúng ta vẫn chăm sóc đúng cách để giảm triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số cách điều trị nốt thủy đậu hiệu quả:

Sử dụng thuốc kháng sinh

  • Thuốc kháng virus: Acyclovir là thuốc kháng virus phổ biến nhất, giúp làm giảm thời gian ốm và số lượng nốt ban. Thuốc đạt hiệu quả cao khi sử dụng trong vòng 24-48 từ lúc xuất hiện triệu chứng.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol hoặc ibuprofen giảm sốt, đau đầu và triệu chứng khó chịu khác. Lưu ý về liều lượng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt đối với trẻ em.
  • Thuốc kháng histamin: Giúp giảm ngứa, khó chịu do các nốt ban gây ra.
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị thủy đậu
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị thủy đậu

Chăm sóc mụn thủy đậu tại nhà

  • Giữ vệ sinh da: Tắm bằng nước ấm, tránh dùng sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh. Vỗ nhẹ lên da thay vì chà xát, tránh làm vỡ mụn. Cắt móng tay ngắn để hạn chế gãi làm trầy xước da và gây nhiễm trùng.
  • Làm dịu da: Dùng bột yến mạch hoặc baking soda pha loãng tắm giúp giảm ngứa. Thoa kem calamine hoặc kem dưỡng da dịu nhẹ để làm dịu da.
  • Uống nhiều nước: Nên uống 2 lít nước mỗi ngày giúp hạ sốt, giải độc và duy trì độ ẩm cho cơ thể.
  • Mặc quần áo rộng rãi: Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu vải cotton mềm mại, thoáng mát làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Nghỉ ngơi: Người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Chăm sóc vùng da bị mụn cẩn thận
Chăm sóc vùng da bị mụn cẩn thận

Qua những hình ảnh nốt thủy đậu theo từng giai đoạn trên đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết và theo dõi diễn biến của bệnh. Điều quan trọng là cần điều trị kịp thời và đúng cách giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *