Bệnh bạch biến, hay còn gọi là Vitiligo, là bệnh lý rối loạn da không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nhận biết sớm nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh bạch biến ở trẻ em để phụ huynh phát hiện kịp thời và điều trị sớm, đạt hiệu quả hơn, giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Bệnh bạch biến ở trẻ em
Bệnh bạch biến ở trẻ em là bệnh lý về da do rối loạn sắc tố da, biểu hiện qua sự giảm dần và mất hoàn toàn các tế bào hắc tố. Theo nghiên cứu gần đây, có đến 50% trường hợp bạch biến được chẩn đoán trước 20 tuổi, và khoảng 25% phát triển bệnh trước 8 tuổi.
Nguyên nhân gây nên bệnh bạch biến ở trẻ em
Bệnh bạch biến làm mất đi sắc tố melanin, gây ra sự mất sắc tố tại những vùng nhất định trên cơ thể. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh bạch biến ở trẻ em, nhằm nâng cao nhận thức và tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền
Các phân tử mã hóa gen có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hắc tố bình thường, và các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh bạch biến ở trẻ em và các haplotype HLA cụ thể như HLAs-A2, -DR4, -DR7, và –DQB1 * 0303. Những gen này có liên quan đến cả miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố môi trường đối với sự phát triển của bệnh bạch biến ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu dao động từ 0,1% đến 2%, cho thấy bệnh này có mức độ phổ biến khác nhau ở từng quốc gia.
Cũng có dữ liệu chỉ ra mối liên quan giữa bệnh bạch biến và các thành viên trong gia đình. Khoảng 20% bệnh nhân báo cáo rằng họ có người thân mắc bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất hiện đồng thời ở các cặp song sinh giống hệt nhau chỉ là 23%, cho thấy yếu tố di truyền chỉ đóng vai trò một phần trong việc phát triển bệnh.
Ảnh hưởng từ yếu tố môi trường khác nhau
Giảm thiểu hiệu quả tỷ lệ mắc và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bạch biến ở trẻ em, cần nhận biết các yếu tố gây bệnh là rất quan trọng. Các yếu tố bao gồm:
- Căng thẳng thể chất: do bệnh nặng, phẫu thuật, hoặc tai nạn.
- Nhiễm trùng và lạm dụng kháng sinh: sử dụng nhiều đợt kháng sinh liên tiếp.
- Tác động từ ánh nắng UV và cháy nắng.
- Tiếp xúc hóa chất: các chất như Thiols, Phenol, Catechols, Mercaptoamines, Quinones và dẫn xuất của chúng.
- Thay đổi nội tiết tố: đặc biệt trong thai kỳ.
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: thói quen ăn uống thiếu dưỡng chất, sử dụng thực phẩm nhanh, đóng hộp hoặc đã ôi thiu.
- Rối loạn tâm lý xã hội: sốc tâm lý hoặc các vấn đề tâm lý khác.
Dấu hiệu bệnh bạch biến ở trẻ em bố mẹ cần biết
Trẻ em thường gặp tình trạng mất sắc tố nhanh chóng trên một số vùng da. Sau khi các mảng trắng xuất hiện, chúng duy trì kích thước ban đầu trong một thời gian, nhưng theo thời gian, các mảng này sẽ lan rộng. Quá trình này diễn ra xen kẽ giữa các giai đoạn mất sắc tố và giai đoạn ổn định. Bệnh bạch biến ở trẻ em ảnh hưởng đến:
- Các vùng da gấp như nách.
- Những khu vực từng bị tổn thương trước đó.
- Những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
- Xung quanh nốt ruồi.
- Khu vực quanh các lỗ tự nhiên trên cơ thể.
- Niêm mạc nhầy, như trong mũi và miệng.
Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở mí mắt và ảnh hưởng đến tóc.
Các loại bệnh bạch biến ở trẻ em thường gặp
Bệnh bạch biến ở trẻ em thường được chia thành 5 loại phổ biến như sau:
- Bạch biến toàn thân: Loại phổ biến nhất, với các mảng da đổi màu xuất hiện trên khắp cơ thể.
- Bạch biến cục bộ: Các mảng đổi màu chỉ tập trung ở một vài khu vực nhất định như mặt, tay, hoặc chân.
- Bạch biến tiêu điểm: Các đốm đổi màu không lan rộng mà chỉ cố định tại một vị trí.
- Bạch biến trichrome: Da xuất hiện nhiều mức độ đổi màu khác nhau, từ nhạt màu đến đậm hơn hoặc trở lại đều màu.
- Bạch biến toàn thể: Đây là loại bệnh bạch biến ở trẻ em hiếm gặp nhất, trong đó hơn 80% bề mặt da bị đổi màu.
Phương pháp điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị cải thiện bệnh bệnh biến ở trẻ em, từ liệu pháp ánh sáng đến cấy tế bào sắc tố, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Các phương pháp này cũng phù hợp tùy vào độ tưởi và mức độ cần cải thiện da ở trẻ.
Sử dụng thuốc chữa bệnh bạch biến ở trẻ em
Kem corticosteroid là loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, giúp khôi phục màu sắc ban đầu. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cần vài tháng mới thấy được hiệu quả rõ rệt. Trong quá trình điều trị, trẻ có thể xuất hiện một số vạch hoặc đường trên da, đồng thời da sẽ trở nên mỏng hơn.
Nếu bác sĩ nhận thấy tình trạng bệnh bạch biến của trẻ em tiến triển nhanh, có thể xem xét việc kê thêm thuốc corticosteroid dạng uống hoặc tiêm để hỗ trợ điều trị.
Điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em bằng quang trị liệu
Hiện nay, các kỹ thuật tiên tiến như liệu pháp quang trị liệu, đặc biệt là sử dụng tia UVA, đang được áp dụng để làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh bạch biến ở trẻ em.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kết hợp liệu pháp ánh sáng với chất gọi là psoralen, sử dụng bằng đường uống hoặc dưới dạng thuốc mỡ. Sau đó, quá trình chiếu tia UVA sẽ được thực hiện. Mặc dù phương pháp này mang lại hiệu quả cao hơn, nhưng thực hiện phức tạp hơn so với các liệu pháp thông thường trị bệnh bạch biến ở trẻ em.
Cấy tế bào sắc tố vào vùng da bạch biến ở trẻ
Cấy tế bào sắc tố là phương pháp tiên tiến được sử dụng để điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em. Bắt đầu bằng việc lấy mẫu da có sắc tố bình thường từ cơ thể của trẻ, đưa vào phòng thí nghiệm, nuôi cấy và phát triển số lượng lớn các tế bào hắc tố (melanocytes).
Khi các tế bào hắc tố mới đã phát triển đủ, chúng sẽ được cấy lại vào vùng da bị mất sắc tố do bạch biến. Phương pháp này thường được áp dụng cho những vùng da nhỏ và cần nhiều thời gian để đạt được kết quả rõ ràng.
Ghép da
Phương pháp trị bệnh bạch biến ở trẻ em ghép da được xem là cách điều trị hiệu quả ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, liệu pháp ghép da chỉ nên được áp dụng khi vùng da bị ảnh hưởng là khu trú, không có dấu hiệu lan rộng. Đây cũng là phương án điều trị cuối cùng, chỉ nên sử dụng khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả cải thiện cho làn da của bé.
Kết bài
Việc nhận biết sớm nguyên nhân và dấu hiệu bệnh bạch biến ở trẻ em là rất quan trọng để có thể can thiệp kịp thời và bắt kịp giai đoạn điều trị hiệu quả nhất. Ngoài việc theo dõi những dấu hiệu trên da, phụ huynh cũng nên tìm hiểu về các yếu tố di truyền, môi trường, và tâm lý có thể tác động đến tình trạng này. Bằng cách tạo ra một môi trường hỗ trợ, đồng thời kết hợp điều trị y tế phù hợp, giúp trẻ em vượt qua những khó khăn mà bệnh bạch biến mang lại.