Điều trị viêm da mủ: Phương pháp chữa bệnh hiệu quả và lưu ý

Điều trị viêm da mủ kịp thời và đúng cách vô cùng quan trọng, giúp da nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa biến chứng. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để người bệnh lựa chọn đúng phương pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Viêm da mủ có trị dứt điểm được không?

Viêm da mủ là bệnh lý ngoài da khá phổ biến, gây ra do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Bệnh thường xuất hiện khi da tổn thương và dễ dàng bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ. Triệu chứng phổ biến gồm vùng da sưng đỏ, đau rát và chảy dịch mủ. 

Căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa dứt điểm nếu điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được chữa đầy đủ hoặc đúng phương pháp, viêm da mủ rất dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm lan rộng, sẹo thâm,… Để ngăn ngừa tái phát, bệnh nhân cần duy trì vệ sinh da tốt, tránh yếu tố gây kích ứng và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh viêm da mủ có thể trị dứt điểm
Bệnh viêm da mủ có thể trị dứt điểm

Hướng dẫn điều trị viêm da mủ bằng thuốc

Việc điều trị viêm da mủ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da hoặc dạng uống kết hợp cùng dung dịch sát khuẩn. 

Kháng sinh điều trị viêm da mủ

  • Clindamycin: Là loại kháng sinh có tác dụng tiêu diệt nhiều vi khuẩn gây viêm da mủ giúp giảm sưng, đỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Thuốc được bôi trực tiếp lên chỗ da bị tổn thương. Tuy nhiên, Clindamycin có thể gây kích ứng da, tiêu chảy.
  • Bactroban 2%: Chứa thành phần hoạt chất Mupirocin, có tác dụng đặc hiệu đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus – Một trong những nguyên nhân chính gây viêm da mủ. Thuốc được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.
  • Neomycin: Kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm da mủ hiệu quả. Tuy nhiên, Neomycin lại dễ kích ứng da và không nên bôi lâu dài vì có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
  • Penicillin: Bao gồm penicillin V, penicillin G, penicillin benzathine và penaten penicillin. Penicillin làm suy yếu các vi khuẩn tại vị trí nhiễm trùng. Lưu ý, người bị dị ứng với thành phần của thuốc nên thận trọng khi dùng.
  • Fucidin: Kết hợp cả tác dụng kháng sinh và kháng viêm làm dịu triệu chứng viêm da mủ và ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhưng chỉ nên bôi một lớp Fucidin mỏng, tối đa trong 7 ngày vì nó có thể gây teo da, giãn mạch máu.
Trị viêm da mủ bằng kháng sinh dạng bôi
Trị viêm da mủ bằng kháng sinh dạng bôi

Dung dịch sát khuẩn

Bên cạnh thuốc kháng sinh điều trị viêm da mủ, người bệnh nên kết hợp sử dụng dung dịch sát khuẩn. Một số loại phổ biến như:

  • Povidine 10%: Dung dịch sát trùng giúp loại bỏ vi khuẩn và hạn chế nhiễm trùng. Nếu vùng viêm da mủ nhỏ, bạn có thể thấm dung dịch lên bông và bôi trực tiếp lên da. Khi vùng tổn thương rộng hơn nên pha loãng Povidine 10% với nước theo tỷ lệ 1:5 để rửa.
  • Xanh Methylen 1%: Có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng viêm bằng cách phá vỡ cấu trúc vi khuẩn. Trước tiên, người bệnh cần vệ sinh da với nước muối xong chấm Xanh Methylen 1% lên. Lưu ý, mỗi ngày chấm thuốc 2 – 3 lần, không quá 5 ngày.
  • Chlorhexidine: Đây là chất sát trùng thường được dùng để điều trị viêm da mủ. Đối với dạng kem, bạn bôi một lớp mỏng 2 – 3 lần/ngày. Nếu là dạng dung dịch, hãy pha loãng cùng nước theo tỷ lệ 1:1 và rửa vùng tổn thương hàng ngày, tốt nhất trước khi đi ngủ.
  • Hồ nước: Có tác dụng giảm kích ứng, sưng và ngăn ngừa mủ trong viêm da nhẹ. Trước khi bôi, chúng ta cần vệ sinh vùng da bằng nước muối sinh lý. Tiếp theo, bôi lớp hồ nước mỏng 2 – 3 lần mỗi ngày và chờ khô tự nhiên trước khi hoạt động.
Dung dịch sát khuẩn chữa viêm da mủ
Dung dịch sát khuẩn chữa viêm da mủ

Viêm da mủ uống thuốc gì?

Dưới đây là các loại thuốc điều trị viêm da mủ, bạn đọc tham khảo:

  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định khi viêm da mủ có mức độ nặng hoặc lan rộng, kháng sinh như Amoxicillin, Cephalexin hoặc Clindamycin. Thuốc kháng sinh dạng uống thường sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc như Ibuprofen, Paracetamol có thể được bác sĩ kê đơn khi điều trị viêm da mủ. Chúng có tác dụng giảm đau và viêm tại chỗ.
  • Thuốc kháng dị ứng (kháng histamin): Trường hợp viêm da mủ gây ngứa, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng histamin như Cetirizine, Loratadine để giảm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu.
Thuốc trị viêm da mủ đường uống
Thuốc trị viêm da mủ đường uống

Điều trị viêm da mủ tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

Nếu tình trạng viêm da mủ nhẹ, chưa có mủ thì người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa trị tại nhà sau đây:

Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh giúp làm dịu vùng da bị tổn thương, ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Bạn thoa một lớp mỏng mật ong nguyên chất lên vùng da bị viêm mủ, để trong khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Áp dụng 1-2 lần mỗi ngày.

Nha đam

Gel nha đam có tác dụng làm mát, cung cấp độ ẩm cần thiết và giúp da hồi phục nhanh hơn, hỗ trợ điều trị viêm da mủ. Bạn chỉ cần cắt lá nha đam tươi, lấy phần gel bên trong và bôi lên vùng da bị viêm mủ. Giữ nguyên 20-30 phút và rửa lại bằng nước sạch.

Chữa viêm da mủ dạng nhẹ bằng phương pháp tự nhiên
Chữa viêm da mủ dạng nhẹ bằng phương pháp tự nhiên

Dầu dừa

Dầu dừa có chứa axit lauric và thành phần kháng khuẩn, có khả năng giúp chống lại nhiễm khuẩn trên da. Bạn nên thoa lượng nhỏ dầu dừa nguyên chất lên vùng da bị viêm mủ sau khi đã làm sạch da, giúp dầu thẩm thấu tự nhiên. Thực hiện kiên trì 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả như mong đợi.

Nghệ tươi hoặc bột nghệ

Nghệ chứa curcumin, một hoạt chất có tính kháng viêm và kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng bột nghệ hoặc giã nhuyễn nghệ tươi, đắp lên vùng da bị tổn thương. Để tầm 20 phút rồi rửa sạch. Nghệ vừa làm dịu da, vừa có tác dụng giảm thâm sẹo do viêm da mủ gây ra.

Lưu ý khi điều trị bệnh viêm da mủ

Để việc điều trị viêm da mủ đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc tuân thủ phác đồ của bác sĩ thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Vệ sinh da: Giữ da luôn sạch sẽ, sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, thấm khô bằng khăn mềm. Tránh chà xát mạnh khiến da bị tổn thương.
  • Không tự ý dùng thuốc: Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị viêm da mủ. Việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến kháng thuốc và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Hạn chế tiếp xúc tác nhân gây hại: Tránh tiếp xúc hóa chất, xà phòng có chứa nhiều chất tẩy rửa mạnh, mồ hôi và bụi bẩn. Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
  • Tuân thủ đúng phác đồ: Người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ liều lượng, loại thuốc, thời gian chữa bệnh để đảm bảo đạt hiệu quả tốt.
Người bệnh cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ
Người bệnh cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ

Kết luận

Trên đây là các cách điều trị viêm da mủ phổ biến, đem lại hiệu quả cao. Tùy từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà chúng ta sẽ áp dụng phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ và có lối sống lành mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *